Thứ hai, 24/06/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Bay xa hương nếp vùng cao

(ĐCSVN) - Sản phẩm gạo nếp ở một số tỉnh vùng cao có chất lượng tốt đã trở thành đặc sản vùng miền, góp phần làm nên bản sắc văn hoá và phát triển du lịch địa phương.
(ĐCSVN) - Sản phẩm gạo nếp ở một số tỉnh vùng cao có chất lượng tốt đã trở thành đặc sản vùng miền, góp phần làm nên bản sắc văn hoá và phát triển du lịch địa phương.

Dẻo thơm những “hạt ngọc trời”

Ở một số tỉnh vùng cao,  nhờ vào thổ nhưỡng, khí hậu và sự gìn giữ những giống lúa nếp có nguồn gốc bản địa nên đã tạo ra những đặc sản gạo nếp dẻo thơm và thương hiệu được chắp cánh đến nhiều nơi trên khắp cả nước. Điển hình như nếp Tú Lệ (Văn Chấn, Yên Bái), nếp gà gáy Mỹ Lung (Yên Lập, Phú Thọ), nếp nương Điện Biên (Điện Biên), nếp quạ đen (Thanh Sơn, Phú Thọ), nếp cẩm Lai Châu…

Mỗi đặc sản gạo nếp này đều gắn với một địa danh ở vùng cao Tây Bắc hay Trung du. Đó là những sản phẩm nông nghiệp được đồng bào các dân tộc ở vùng cao gìn giữ, gieo trồng từ bao đời nay trên núi cao - nơi có khí hậu quanh năm mát mẻ, hay trên những thửa ruộng bậc thang - nơi đồng bào vùng cao chinh phục tự nhiên để làm nên những hạt nếp trắng tròn, dẻo thơm.

 Nếp Gà Gáy, đặc sản ở xứ Mường Mỹ Lung (Phú Thọ)

Được gieo cấy trên những triền núi, lúa nếp vùng cao như hút bao tinh tuý của nắng gió, của nước suối trong mát, của màu mỡ đất đai mà cho mùa màng bội thu. Thông thường, đồng bào các dân tộc chỉ cấy một vụ trong năm nên đất đai và thổ nhưỡng nơi đây rất thích hợp với trồng những giống lúa nếp vốn là giống bản địa, không lai tạp, sinh trưởng tốt. Nhờ đó, sản phẩm đặc sản gạo nếp ngọt lành, dẻo thơm, hơn hẳn gạo nếp ở nhiều vùng khác.  

Những đặc sản gạo nếp vùng cao có những đặc tính khác biệt so với những loại gạo nếp thông thường. Tuỳ từng nơi, gạo nếp đặc sản có những đặc điểm để phân biệt. Nếu như gạo nếp nương Điện Biên hạt gạo trắng, thon dài thì gạo nếp Tú Lệ hạt tròn, màu trắng trong, thoạt nhìn sẽ không biết đó là gạo nếp. Còn gạo nếp gà gáy ở xứ Mường Mỹ Lung (Phú Thọ) thì hạt trắng tinh, tròn, nếp cẩm Lai Châu thì màu đen tuyền. Những loại gạo này có hương thơm lừng trước và sau khi đồ xôi. Đặc biệt, khi muốn đồ xôi, có loại chỉ cần ngâm trong nước chừng 30 phút là có thể cho lên chõ. Khi chín, hạt xôi căng bóng, không dính tay, có hương thơm nhẹ.

Làm nên bản sắc văn hoá

Ở mỗi vùng miền, đặc sản gạo nếp đã góp phần quan trọng làm nên những nét văn hoá mang đậm bản sắc của người vùng cao. Trong đó, vốn văn hoá ẩm thực của người vùng cao không thể thiếu gạo nếp, vì đó là nguyên liệu chính để làm nên những món ăn đậm đà dư vị. Trong bữa ăn, trong những nghi lễ, hội bản, món xôi là tâm điểm của mâm cỗ và là lễ vật quan trọng để người vùng cao dâng cúng thần linh, tổ tiên thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn của mình. Đồng thời, vào những ngày lễ trong năm như rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy, Tết Nguyên đán, người vùng cao thường sử dụng gạo nếp để gói những món bánh như bánh chưng, bánh nếp, bánh dày… Ngoài ra, món cơm lam, cốm rang vốn từ lâu đã trở thành đặc trưng ẩm thực ở vùng cao.

 Xôi ngũ sắc góp phần làm nên bản sắc văn hoá ẩm thực Tây Bắc

Nét văn hoá gắn với hạt gạo nếp của người vùng cao được thể hiện tinh tế và độc đáo qua món xôi ngũ sắc. Nhờ sự sáng tạo, khéo léo trong sự kết hợp giữa các màu lá tự nhiên khác nhau, từ lâu, người vùng cao đã sáng tạo ra món xôi ngũ sắc đẹp mắt bởi 5 màu sắc hài hoà, tự nhiên. Xôi ngũ sắc gắn với triết lý sâu xa của đồng bào vùng cao, tượng trưng cho ngũ hành trong quan niệm dân gian. Đó là màu trắng (kim), màu xanh (mộc), màu đen (thuỷ), màu đỏ (hoả), màu vàng (thổ). Người vùng cao luôn cho rằng, cuộc sống cần có sự hài hoà của 5 màu trên để con người, vạn vật luôn khoẻ mạnh, tươi tốt và phát triển tự nhiên. Để làm nên những đĩa xôi ngũ sắc, người vùng cao lặn lội lên rừng tìm hái những lá cây, ra vườn nhà tìm đào những củ nghệ vàng, nấu lên, giã, vắt lấy nước để ngâm với gạo nếp để đồ xôi. 

Lễ hội cốm ở vùng cao Nghĩa Đô (Bảo Yên, Lào Cai) được tổ chức hằng năm

Gạo nếp còn là vật không thể thiếu để người vùng cao diễn xướng những nghi lễ, lễ hội trong năm. Điển hình như lễ mừng cơm mới, lễ hội cốm, …Tuỳ từng đặc trưng của lễ hội, đồng bào vùng cao chế biến các món xôi khác nhau để trước là dâng cúng đất trời, sau là để thưởng thức. Đặc biệt, mỗi khi mùa thu về, đồng bào ở vùng cao Tây Bắc rộn ràng tổ chức lễ hội cốm để đón mừng mùa màng bội thu. Khi những bông lúa còn đẫm sương đêm, người dân đi ngắt lúa về, cho lên sấy trên bếp lò, rồi rang trên chảo, giã cho bong vỏ trấu rồi sàng sảy để được những mẻ cốm xanh tươi, toả hương thơm. Từ những hạt cốm dẻo, người vùng cao chế biến thành những món ăn độc đáo như cốm lam ống nứa, xôi cốm, bánh cốm, cháo cốm ... 

Gắn với phát triển du lịch

Đặc sản gạo nếp ở một số vùng đã trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn đối với du khách. Khi đến những vùng đất như Tú Lệ, Mai Châu, Điện Biên, Mường Lò, Mộc Châu… du khách ngoài tham quan vẻ đẹp thiên nhiên còn khám phá vốn văn hoá ẩm thực để có những trải nghiệm thú vị. do đó, nhiều món ăn như xôi ngũ sắc, cơm lam, bánh chưng gù, xôi nếp cẩm,… được chế biến từ gạo nếp đã trở nên hấp dẫn du khách tại các địa điểm du lịch. Độ dẻo thơm hoà vào vị ngọt của gạo đã làm nức lòng du khách mọi miền.

Bà Lò Thị Hoa, dân tộc Thái (xã Tú Lệ, Văn Chấn, Yên Bái), chủ một homestay chia sẻ: “Hằng ngày, gia đình tôi đồ xôi để phục vụ khách du lịch, vì họ rất thích thưởng thức xôi xếp Tú Lệ. Gia đình cũng bày bán gạo nếp đặc sản của vùng để du khách mua về làm quà”.

 Đồng bào Thái ở Bản Lác (Mai Châu, Hoà Bình) chế biến cơm lam phục vụ khách du lịch

Bởi vậy, kết thúc mỗi hành trình du lịch, gạo nếp đặc sản đã trở thành món quà đại diện cho sản vật vùng miền, theo chân du khách về xuôi. Xuất phát từ nhu cầu của du khách ngày càng cao, tại các điểm du lịch, người dân đã lựa chọn những mẻ gạo ngon, hạt đều, đảm bảo đúng chủng loại để phục vụ du khách.

Đồng thời, tại các bản làng, đồng bào vùng cao luôn có ý thức giữ gìn giống lúa nếp gốc để tránh pha tạp, đảm bảo giữ được thương hiệu cùng với thời gian. Trong những năm gần đây, phát triển sản phẩm du lịch địa phương gắn với Chương trình “Mỗi xã là một sản phẩm” (OCOP) đã góp phần bảo tồn, nhân rộng sản phẩm gạo nếp đặc sản của các địa phương. Nhờ vậy, sản phẩm gạo nếp nơi vùng cao một lần nữa được chắp cánh và quảng bá thương hiệu để vươn tới những miền xa./.

 

 

Bài, ảnh: Nguyễn Thế Lượng

Những nhà đầu tư FDI nào trong tốp đầu của Long An?   

Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An, hiện nay, đầu tư nước ngoài (FDI) tại tỉnh đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tỉnh hiện một trong những địa phương đứng đầu cả nước về thu hút FDI.

Gỡ 'nút thắt' phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước

Cùng với tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, tỉnh Long An rất quan tâm công tác phát triển Đảng trong DN ngoài Nhà nước.

Công nghiệp trên đà phục hồi, phát triển

Sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp (DN) thích ứng với tình hình, khắc phục các vướng mắc, khó khăn, chủ động trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu phục hồi, phát triển.

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Cau non tăng giá, giá xoài tăng mạnh, heo hơi bán được giá cao 

(CT) - So với cách nay hơn 1 tháng, giá trái cau non tại TP Cần Thơ và nhiều tỉnh vùng ÐBSCL hiện tăng ít nhất từ 5.000-12.000 đồng/kg và đang ở mức cao nhất trong nhiều tháng qua. Hiện giá cau non (loại khoảng 50-70 trái/kg)

Giá vàng thế giới giảm mạnh, thương hiệu SJC trong nước vẫn "đứng im"

Giá vàng SJC không thay đổi trong hơn 2 tuần gần đây, trong đó giá bán ra được các doanh nghiệp giữ ổn định ở mức 76,98 triệu đồng/lượng. Tỷ giá trung tâm và ngân hàng thương mại tăng 7 đồng.

Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022

(ĐCSVN) - Chiều 24/6, với 459/460 tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 94,46%), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Thị trường bánh kẹo, mứt tết trầm lắng

Năm nay, thị trường bánh kẹo, mứt tết đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Tuy nhiên, giá cả không tăng so với năm ngoái nhưng sức mua giảm.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Hàng không Việt Nam

(ĐCSVN) – Cục Hàng không Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quản lý nhà nước về hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước; trực tiếp thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà chức trách hàng không theo quy định của pháp luật và Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Ngọt thơm vị ổi ruột hồng 

Ông Nguyễn Văn Bé, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp ổi ruột hồng Thới Tân (HTX ổi ruột hồng), xã Thới Tân, huyện Thới Lai, phấn khởi “khoe” thu nhập đáng kể của các xã viên, thành viên. Ông Bé còn lạc quan với kế hoạch nhân rộng diện tích

Cần Thơ đã xuống giống hơn 11.680ha lúa thu đông 

(CT) - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ, đến nay nông dân tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã xuống giống vụ thu đông được hơn 11.680ha, đạt 18% so với kế hoạch.

Long An có 168 sản phẩm đạt chuẩn OCOP    English Edition

Thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi tỉnh, 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã công nhận thêm 20 sản phẩm OCOP.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt trên 69.510 tấn   

Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh, từ đầu năm đến nay, tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, ít xảy ra các loại dịch bệnh

Long An tăng cường ngăn chặn vận chuyển trái phép sản phẩm động vật, vật nuôi không rõ nguồn gốc qua biên giới   

UBND tỉnh Long An có văn bản yêu cầu ngăn chặn và xử lý nghiêm việc vận chuyển trái phép sản phẩm động vật, giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi, không rõ nguồn gốc, không có Giấy chứng nhận kiểm dịch qua biên giới.

Ðẩy nhanh tiến độ thi công dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử Lộ Vòng Cung 

Từ nguồn vốn đầu tư công, vốn huy động xã hội, thời gian qua các ngành, các cấp trên địa bàn TP Cần Thơ tập trung triển khai xây dựng nhiều công trình cơ bản, nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội

Khởi nghiệp thành công với mô hình kinh doanh nước giải khát kết hợp thức ăn vặt 

Những năm gần đây, nhiều bạn trẻ chọn việc kinh doanh nước giải khát kết hợp với bán thức ăn vặt để khởi nghiệp. Trong đó, mô hình kinh doanh của anh Trần Văn Tiền ở khu vực Hòa An, phường Thới Hòa, quận Ô Môn

Đón hè sôi động, nhận ngay hàng ngàn phần quà khi gửi tiết kiệm tại KienlongBank 

Chương trình đặc sắc “Vui đón hè sang - Rinh ngàn quà tặng

An Giang đầu tư xây dựng 6.300 căn nhà ở xã hội tại các đô thị trung tâm 

(CT) - UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Quyết định số 824/QÐ-UBND về Ðề án phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh đến năm 2030. Với mục tiêu giai đoạn 2021-2030, phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng được hưởng

Cùng thanh niên khởi nghiệp 

Cụ thể hóa chương trình “Đồng hành với thanh niên lập nghiệp, khởi nghiệp”, các cấp bộ Đoàn - Hội TP Cần Thơ đã có nhiều hoạt động đồng hành cùng đoàn viên, thanh niên vươn lên lập thân
Top